Các bản họa phong cảnh Tsuchiya Kōitsu

Kōitsu đến với tranh in phong cảnh muộn trong sự nghiệp của mình, ở tuổi 61, so với những nghệ sĩ shin-hanga cùng thời như HasuiKasamatsu, ông được coi là thế hệ thứ hai. Các thiết kế đầu tiên về phong cảnh của ông từng được ghi lại vào khoảng năm 1931, thời gian ông đang làm việc cho hai nhà xuất bản Kawaguchi và Watanabe có trụ sở tại Tokyo, đều là những nhà xuất bản nổi tiếng nhất trong giớia shin-hanga.

Năm 1931, ông chuyển tới làm việc cho nhà xuất bản Shōzaburō Watanabe, sau khi hai người gặp gỡ tại một triển lãm kỷ niệm 17 năm kỷ niệm ngày mất của Kiyochika. Trong vài tháng sau cuộc gặp gỡ, Watanabe đã xuất bản bản in đầu tiên trong số mười bản của họa sĩ, Buổi tối ngắm hoa anh đào tại Gion được Merritt miêu tả rằng:nhỏ|Buổi tối ngắm hoa anh đào tại Gion, 1932. Bản in từng được mang tới Triển lãm tranh khắc gỗ hiện đại lần thứ ba của Watanabe, tổ chức tại Nihonbashi từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 4 năm 1932.Trong tác phẩm này, kỹ năng xử lý ánh sáng thành thạo của Kōitsu được thể hiện qua những phản chiếu của ánh đèn đường lên những cánh hoa anh đào mang sắc hồng dịu dàng tại đền Gion ở Kyoto. Những nhân vật nổi bật ở phía trước được thắp sáng từ chiếc đèn lồng bên trái mang tên của ngôi đền. Những bóng người nhỏ phía xa phản chiếu ánh sáng từ đèn đường. Bản in mang đến một ấn tượng thú vị về sự bình yên của một cố đô qua con mắt Kōitsu.[6]


Kōitsu đã làm việc với ít nhất sáu nhà xuất bản shin-hanga:[7]

Nhà xuất bảnSố lượng bản in (xấp xỉ)Thời kỳ
Watanabe Printing Co. Ltd. (Watanabe Shōzaburō)101932-1940
Tokyo Shōbidō (Shōbidō Tanaka)53cuối 1930-đầu 1940
Kawaguchi Shōkai (Kawaguchi Shōzō)3đầu 1930
Doi Hangaten (Doi Sadachi)1351933-1940
H. Takemura Shōkai (Takemura Hideo)52những năm 1930
Tokyo Hanga-in (Baba Nobuhiko)221936-1941

Phần lớn các bản in của họa sĩ được xuất bản bởi Doi Hangaten, bắt đầu từ năm 1933. Walker và Doi nhận ra rằng “các bản in được xuất bản dưới thời Doi Sadaichi vượt trội hơn cả bởi chất lượng khắc và in của họ bám sát các bản vẽ của Kōitsu, cả về chuyên môn và phong cách của ông.” Họ tiếp tục cho rằng “Bản hoạ phong cảnh của ông truyền tải bản chất thực sự của quang cảnh được hướng tới, điều này đạt đến đỉnh cao trong mười hai kiệt tác của loạt bản hoạ Cảnh quan Tokyo”, trong số đó có thể kể đến bức Đền Zōjō-ji trong tuyết. Doi Hangaten tiếp tục tái bản các bản in của họa sĩ cho đến ngày nay.[8]

Sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, cả hai nguồn thu nhập của Kōitsu, vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, đều bị giảm sút (các bức tranh cuộn treo của ông xuất khẩu sang Trung Quốc và các bản khắc gỗ được đưa tới phương Tây.) Sau chiến tranh, ông không còn thiết kế shin-hanga, nhưng vẫn tiếp tục vẽ tranh cho đến khi ông qua đời vào ngày 13 tháng 11 năm 1949 vì biến chứng do viêm phổi.